Friday, December 28, 2018

SBS Radio: Hạt Giống Yêu Thương (221) Quỹ TNLT Melbourne, Mười Năm Một Chặng Đường

By 
Mai Hoa

Quỹ TNLT thành lập năm 2009 bước đầu chỉ từ ba người bạn với nhau muốn đồng hành cùng nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Luật sư Lê Thị Công Nhân khi hai người phụ nữ này bị chính quyền bức hại và cầm tù.

Từ đó đến nay có không biết bao nhiêu buồn vui theo những người lập quỹ. Những tấm lòng của người cho và những gian truân của người nhận đủ để chùng lòng người nghe.

Bắt đầu với ba người bạn hai ở Melbourne và một ở Sydney Trúc Lê, Phương Duy và Phùng Mai họ là những người tiếp cận với internet rất sớm ngay từ những năm 90s của thế kỷ trước.


Anh Phùng Mai cư dân Melbourne, kỷ sư tin công nghệ thông tin cho biết nhóm bạn anh vốn là những người thạo về kỷ năng mạng nên từ năm 1995 họ đã được đọc và tiếp xúc với lớp những nhân sĩ trí thức đầu tiên ở Việt Nam những người lên tiếng với chính quyền cộng sản như Tướng Trần Độ, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu từ những bài viết qua lại giữa hai bên.

Những cuộc trao đổi giúp ba người bạn biết khá rõ tình hình Việt Nam qua đó biết chuyện lên tiếng của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Ls Lê Thị Công Nhân biết những gì mà chính quyền cộng sản hành xử với những người có tiếng nói phản biện và từ đó để đồng hành cùng hai người phụ nữ quả cảm này khi họ bị nhà cầm quyền cộng sản VN bỏ tù:

Để quỹ TNLT hoạt động một cách chính danh tránh những phiền phức không đáng có từ những hiểu lầm, quỹ TNLT được đăng ký với chính phủ tiểu bang VIC thế nhưng việc đăng ký lúc đầu chẳng dễ dàng gì và cũng phải mất một thời gian chính quyền tiểu bang mới cho thành lập vì họ sợ cái tên Qủy TNLT

Đó là những năm 2009, rồi thì quỹ cũng có thể đăng ký được.

Một đặc điểm của Quỹ TNLT Melbourne là tập trung vào những người tù nạn nhân yêu nước tù tôn giáo ít người biết đến đặc biệt là tù nhân dân tộc ít người đi tù vì niềm tin tôn giáo của họ.

Anh Phùng Mai người điều phối quỹ cho biết không quỹ muốn sang sẻ tình thương với những người thấp cổ bé miệng nhất những con người mà lòng yêu nước, sự quả cảm và lòng hướng thiện của họ cũng vun đầy như bất kỳ những người lên tiếng nào và họ khó khăn gấp bội phần vì gia đình họ bị áp bức đến mức bỏ rơi họ.

Huỳnh Thục Vy và những người Thượng, họ phải che mặt để tránh sự bạo hành của chính quyền


Nhìn qua cái cách người dân bị hành bị hạch xách phiền nhiễu và mắng mỏ mỗi khi có việc cần đến hay va chạm với công quyền có thể thấy sự phân biệt thứ hạng rõ rệt trong xã hội giữa dân thường và quan chức.

Đó là là với người Kinh, những người sống ở thành phố, còn đối những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên hay ở miền núi phía Bắc thì sự bất công và sự bị chà đạp còn kinh hoàng hơn nhiều lần.

Bât cứ ai có dịp về Việt Nam đi về các vùng người dân tộc thiểu số đều có thể nhận ra sự nghèo khổ đến đau lòng của dân chúng nơi đây.

Điều đáng buồn nhất họ làm việc rất cần mẫn từ đàn ông đến phụ nữ từ người già đến em bé tất cả đều làm việc quần quật trên nương trên rảy dọc theo các đường du khách đi qua thế nhưng cái công sức lao động đã không đem lại cho bản thân, gia đình và khu vực của họ một cuộc sống sung túc tương ứng.

Đó là chỉ nhìn bề ngoài, với những người có niềm tin Thiên Chúa Giáo thì ngoài sự cùng khổ về vật chất sự đàn áp về tinh thần còn khiến đời sống của họ kinh hoàng hơn rât nhiều lần nhất là họ những người dân tộc chơn chất không rành tiếng kinh và không khả năng tự bảo vệ mình.

Nguyễn Ngọc Lụa và hai người Thượng Tây Nguyên, họ cũng phải che mặt để tránh bị chính quyền tấn công

Xuất thân từ Ban Mê Thuộc, anh Phùng Mai có một sự hiểu biết và tình cảm đặc biệt dành cho người Thượng Tây Nguyên.

Trong câu chuyện về những gì mà những người Thượng Tin lành và Công giáo gánh chịu chỉ vì niềm tin tôn giáo của mình, có lúc anh Phùng Mai đã không giấu nổi sự rung rẩy của mình khi nhắc đến những khốn cùng mà những con người hiền lành này phải chịu từ chính cái gọi là chính quyền nhân dân hành xử với họ, một sự man rợ mà chính quyền Cộng Sản đối đãi với người dân.

Những câu chuyện buồn như vậy rất nhiều ở Việt Nam.

Có những người thì dễ dàng quay lưng đi nhưng có những người như nhóm Quy TNLT thì không.

Để quỹ có thể hoạt động và giúp đỡ những người yêu nước, những tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo, tù nhân sắc tộc là có sự đóng góp của rât nhiều những người Việt thầm lặng bên ngoài Việt Nam.

Có người người đi làm thêm handyman để dành tiền đểu đặn hàng năm đóng góp lên tới $6000 cho quỹ như như anh kỷ sư Peter Le làm việc cho council ở Sydney.

Cũng có người chỉ góp $30 nhưng cố gắng đều đặn mỗi tháng như một cựu chiến binh VNCH định cư ở Hoa kỳ.

Có người trong giới văn nghệ như anh Trương Minh Tịnh ở Sydney và chị Dương Hòa ở Melbourne tổ chức những sô diễn để có tiền ủng hộ TNLT bên cạnh những hoạt động tường ngày của mình.

Có những ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất như cố họa sĩ Trần Thúc Lân, người đã vẽ gần như hầu hết tranh chân dung các tù nhân lương tâm và vô số những người thầm lặng đã mua những bức tranh này hay đơn giản chỉ tìm cách đóng góp vào quỹ bằng cách này hay cách khác.

Những người yêu nước các tù nhân lương tâm, những tù nhân tôn giáo người sắc tộc - những con người thấp cổ bé miệng đang bị chà đạp chỉ vì muốn thực hành tôn giáo của họ như những người Thượng ở Tây nguyên người Hmong ở Tây bắc đang rất cần một tiếng nói một cánh tay đưa ra cho họ.

Để giúp làm giảm nỗi đau cho đồng bào đang bị đày đọa trong sự cường quyền đến mức tàn ác cần thêm nhiều người cùng lên tiếng và cùng cúi xuống thật gần để nhìn nhân gian rướm máu và quốc gia đang nguy nàn.